Thứ Ba, 7 tháng 11, 2023

Phong cách nội thất Gothic là gì? Đặc trưng của thiết kế Gothic có thể bạn chưa biết ?

 Cái tên “Phong cách Gothic” ít người biết đến cho tới nay mặc dù nó xuất hiện nhiều trong các bộ phim. Sự bí ẩn và tôn nghiêm là đặc trưng khác biệt khiến chúng ta có thể nhận ra ngay so với các phong cách khác. Phong cách Gothic khiến không gian trở nên rất cuốn hút. Và khiến người ta khi đã biết đến sẽ muốn khám phá sâu hơn nữa. Trường phái nghệ thuật đặc biệt mang màu sắc tôn giáo và vẻ đẹp tráng lệ đi cùng thời gian.

Phong cách Gothic

PHONG CÁCH NỘI THẤT GOTHIC LÀ GÌ?

Thực tế từ “Gothic” hay còn gọi là Gothique, Go-tích, có nguồn gốc xấu. Trước đây nó dùng để miệt thị người Goth thấp bé là “mọi rợ”. Trong giai đoạn phục hưng, Gothic là phong trào nghệ thuật khơi nguồn ở Pháp. Đến nay trở thành nghệ thuật sử dụng phổ biến trong kiến trúc và cả thời trang. Theo nhiều sử gia cho rằng Gothic là sự cải tiến từ kiến trúc Romanesque trước đó chứ không phải là sự tách biệt hoàn toàn.

Phong cách nội thất Gothic là gì

Gothic trong phong cách thiết kế kiến trúc và nội thất chính là lối thiết kế vòm nhọn, nhiều cửa sổ nhiều màu sắc và kích thước lớn hơn các công trình khác. Gothic mang vẻ đẹp tráng lệ, quyền quý nên không phải công trình nào cũng có thể ứng dụng. Tuy nhiên nó vẫn là một trường phái nghệ thuật đầy sức hút khiến các nhà thiết kế luôn muốn nghiên cứu kết hợp với kiến trúc hiện đại để mang tới những công trình tầm cỡ. Gothic ngày nay chịu ảnh hưởng các đường nét hiện đại tiện nghi hơn để phù hợp với lối sống. Đồng thời vẫn được thừa hưởng một số ưu điểm và không đánh mất đi những ưu điểm, đặc trưng vốn có của nó. 

NGUỒN GỐC CỦA PHONG CÁCH NỘI THẤT GOTHIC

Phong cách Gothic mang vẻ ma quái, mộng mị, ẩn chứa nhiều câu chuyện kịch tính. Chất huyền bí xuất phát từ nguồn gốc của phong cách nội thất Gothic. Kiến trúc Gothic hay kiến trúc kiểu Pháp được hình thành và khởi nguồn từ nước Pháp, bắt đầu nở rộ từ thế kỷ 12. Dấu ấn của phong cách này cực kỳ đậm nét tráng lệ của lâu đài và những thánh đường tôn giáo. Mỗi công trình lại có vẻ đẹp đặc trưng riêng biệt và hoàn toàn không bao giờ giống nhau.

Sau đó, Gothic được phát triển hơn trong lĩnh vực nội thất, tạo nên điểm nhấn khởi đầu cho phong cách thiết kế nội thất Tân cổ điển của Pháp. Song nó vẫn giữ được tinh thần bí ẩn như cái cách nó xuất hiện từ ban đầu. Khi sử dụng Gothic, bạn sẽ thấy được sự tĩnh lặng trong cách dùng gam màu tối, cảm giác mê hoặc và huyền bí. Các cửa sổ lớn tận dụng ánh sáng tự nhiên nhưng không quá nhiều ánh sáng sẽ lọt vào không gian bên trong. Thay vào đó người ta sẽ sử dụng tông màu gỗ sơn tối hay đỏ thẫm, tím than hoặc hồng pha đen để tạo nên sự huyền bí của không gian.

KIẾN TRÚC GOTHIC HIỆN ĐẠI TẠI VIỆT NAM

Phong cách Gothic ở Việt Nam xuất hiện chủ yếu ở các công trình kiến trúc tầm cỡ. Các công trình phổ biến phải nhắc đến đó là Nhà thờ lớn Hà Nội, Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, Nhà thờ Mằng Lăng, Phú Yên. Kiến trúc phong cách Gothic ở Việt Nam chưa thực sự quá nổi bật trong mảng nhà ở vì phong cách này theo đuổi sự quyền quý công phu mà chỉ xuất hiện ở các dinh thự, biệt thự, khách sạn, nhà hàng…

Kiến trúc Gothic hiện đại tại Việt Nam

ĐẶC TRƯNG CỦA THIẾT KẾ GOTHIC

Không gian Gothic được bao phủ bởi vẻ đẹp huyền bí đầy mê hoặc vì thiết kế Gothic có những đặc trưng sau:

Mái chóp nhọn cao

Phong cách Gothic mang đến cảm giác mê hoặc một phần vì thiết kế mái chóp nhọn dễ nhận biết. Mái chóp nhọn gai góc, sắc nhọn đầy mạnh mẽ giúp thể hiện đức tin tôn mãnh liệt. Đây là chi tiết được dùng cho các kiến trúc như hình ảnh gác chuông. Chi tiết này không chỉ có hiệu ứng cao, bề thế cho công trình Gothic mà còn mang lại cảm giác thanh thoát, cổ điển khó tả.

Mông bay độc đáo

Mông bay được hiểu là một kết cấu nhằm chuyển trọng tải của mái vòm xuống mặt đất. Nhờ đó mà kiến trúc Gothic trở nên kiên cố hơn. Ngoài ra nó còn tăng độ thẩm mỹ của công trình nhờ khéo léo nối với mái nhà và kết nối với đằng sau bức tường chính thông qua các dạng thanh đỡ vòm.

Cột nước điêu khắc ấn tượng

Những hình ảnh này chắc chắn bạn đã thấy qua những bộ phim? Chính xác là như vậy. Ban đầu, những cột nước điêu khắc này được thiết kế với công dụng để ngăn nước mưa. Nhưng về sau với sự sáng tạo, nhà thiết kế chạm khắc tinh tế để tạo nên đặc trưng thú vị cho phong cách này.

Vòng tròn dưới hầm

Nhằm giảm áp lực của vòm mái, các vòng tròn tẩm chỉ đặt dưới hai bên hầm chứa để cho công trình chắc chắn và vững vàng hơn.

Vòm nhọn giảm tải áp lực công trình

Giống như thiết kế vòng tròn, mái vòm nhọn sinh ra với vai trò hướng trọng lượng mái xuống dọc theo sườn. Các thiết kế mái vòm nhọn cũng giúp hạn chế truyền trọng tải lên các bức tường và cột. Về sau này, mái vòm nhọn được trang trí nhiều đường nét đẹp mắt hơn và phù hợp với thị hiếu ngày nay hơn.

Vòm ogival

Nằm phía trong vòm nhọn, vòm có gân chính là đặc trưng tiếp theo. Vòm có gân hay gọi là vòm ogival. Vòm ogival giúp truyền tải trọng lượng mái tốt hơn. Chi tiết các đường gân còn là điểm nhấn tăng sự ấm cúng, vẻ đẹp tráng lệ của căn phòng, cũng như giảm bớt sự trống trải và gợi lên chiều sâu trong không gian quá rộng lớn.

Vòm quạt độc nhất

Vòm quạt thường có trong các thiết kế tòa nhà giáo hội hay nhà nguyện thánh kinh. Vòm quạt có công dụng giống như vòng có gân, vòm quạt được sử dụng phổ biến tại các nhà thờ lớn ở vương quốc Anh Các đường cong này sẽ xếp đều nhau và tạo thành hình quạt độc đáo.

Cột tượng tôn thờ

Đặc trưng cuối cùng nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa nhất đó là cột tượng đặt bên những bức trường của nhà thờ Gothic. Mỗi cột tượng là một bức hình điêu khắc tỉ mỉ, công phu với hình ảnh của một vị vua, nhà tiên tri hay tộc trưởng mà kiến trúc đó tôn thờ.

Trạc bằng khung đá mỏng

Trạc là chi tiết được làm bằng vật liệu khung đá mỏng. Thường sẽ khảm vào các ô cửa sổ để đỡ kính. Trong Gothic, thanh trạc được thiết kế cùng các hoa văn thanh mảnh đầy tinh tế và đẹp mắt.

Cửa sổ kính nhiều màu sắc

Một trong những chi tiết tạo nên vẻ đẹp độc đáo của công trình Gothic chính là màu sắc của kính cửa sổ. Các ô cửa sổ lớn mang màu sắc sặc sỡ vừa gợi không gian rộng lớn và ngập tràn ngập ánh sáng thiên nhiên bên ngoài, tạo nên khung cảnh lung linh và huyền bí của công trình. Những cửa sổ này thường xuất hiện trong các thánh đường, nhà thờ, nơi thờ cúng thần linh…

CÁC CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU ỨNG DỤNG PHONG CÁCH GOTHIC VÀO THIẾT KẾ NỘI THẤT

Các công trình kiến trúc Gothic nổi tiếng thế giới

Nhà thờ Đức Bà Paris Pháp

Công trình tiêu biểu đầu tiên phải kể đến là nhà thờ chính tòa Đức Bà Paris của Pháp. Nơi đặt ngai tòa giám mục của Tổng giáo phận Paris, tọa lại tại ddaor Vòm quạt Île de la Cité (nằm giữa dòng sông Seine). Kiệt tác này được xây dựng theo quy mô hoành tráng và trở thành nhà thờ kiểu mẫu cho các nhà thờ như Amiens, Chartres or Rheims.

Vương cung thánh đường St Denis Pháp

Là một trong 5 bộ sưu tập các công trình ấn tượng và ngoạn mục nhất thế giới, Vương cung thánh đường St Denis nằm ở đường Denis. Được coi là cấu trúc đầu tiên được xây dựng theo kiến trúc Gothic. Điểm đặc biệt của tòa vương cung này là nằm ở vị trí quan trọng và là nơi chôn cất hầu hết các vị vua Pháp.

Tu viện Westminster Anh

Tu viện Westminster có tên chính thức là Nhà thờ kinh sĩ đoàn Thánh Peter. Đây là nhà thờ nổi tiếng nằm ở phía tây cung điện Westminster. Cùng là nơi tiến hành lễ đăng quang của các vua và nữ hoàng Anh, nơi chôn cất nhiều người trong Hoàng gia Anh và nhiều nhân vật nổi tiếng khác trong lịch sử Anh.

Tu viện Westminster Anh

Tòa thị chính Leuven Bỉ

Tòa thị chính Leuven Bỉ đối diện quảng trường Grote Markt với sự hoành tráng xứng đáng vinh danh là kiệt tác hậu Gothic. Họa tiết tinh xảo với đá chạm khắc, cửa sổ đầy màu sắc, trang trí công phu theo thiết kế Brabantia Gothic. 

Lâu đài Burg Rheinstei Đức

Nằm trên một sườn núi đá sừng sững và oai vệ trong thung lũng Loreley phía trên sông Rhine. Lâu đài Burg Rheinstei được mệnh danh là lâu đài đẹp nhất Đức.

Các công trình kiến trúc Gothic nổi tiếng ở Việt Nam

Nhà thờ lớn Hà Nội

Nhà thờ thánh Giuse ở Hà Nội là công trình Gothic được xây dựng vào năm 1988. Là nhà thờ cổ nhất và lớn nhất ở Hà Nội, nhà thờ thánh Giuse Hà Nội mang cảm hứng Paris trong kiến trúc. Với hai tháp chuông, bên trong tráng lệ với các cửa kính màu đẹp. Được vận chuyển từ Pháp và hình ảnh thánh Joseph ở giữa.

Nhà thờ Đức bà Sài Gòn

Nhà thờ Đức bà Sài Gòn là công trình kiến trúc độc đáo được nhập khẩu từng viên gạch từ Marseilles, Pháp đã mang lại sự cổ kính bên ngoài, yên tĩnh bên trong cho nhà thờ. Công trình thu hút nhiều khách trong và ngoài nước đến tham quan và lưu giữ hình ảnh tuyệt đẹp tại đây.  

Nhà thờ Đức bà Sài Gòn

Nhà thờ đá tại Sapa, Lào Cai 

Nhà thờ đá Sapa hay còn gọi là nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi, có mặt tiền quay về hướng Đông tức là hướng mặt trời mọc, tại trung tâm thị trấn Sapa, nhà thờ Đá Sapa. Nhà thờ được xây vào năm 1985. Vật liệu từ đá đẽo theo lối kiến trúc Gothic của La Mã, được thể hiện ở mái chóp, vòm cuốn, tháp chuông… Có một dấu ấn kiến trúc cổ toàn vẹn của người Pháp còn sót lại cho tới nay.

Phong cách kiến trúc Gothic mang vẻ đẹp tráng lệ. Vẻ đẹp của những công trình không chỉ xuất hiện ở đất nước sinh ra nó mà còn du nhập đến nhiều đất nước, trong đó có cả Việt Nam. Nhắc đến Gothic là nhắc đến những điểm tham quan đặc sắc và những giá trị vô giá của tôn giáo để lại cho nhiều thế hệ sau này. Các công trình bề thế vững chãi hàng trăm năm. Như vậy, bài viết trên đây hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về kiến trúc Gothic. Và cùng bạn chiêm ngưỡng những công trình tuyệt đẹp mang phong cách này để góp thêm vào bộ sưu tập các phong cách thiết kế mà bạn yêu thích. Bạn có thể theo dõi thêm các bài viết về phong cách kiến trúc cùng Floordi tại https://www.floordi.com/.

Nguồn đăng: https://www.floordi.com/phong-cach-noi-that-gothic/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét