Thứ Hai, 18 tháng 1, 2021

5 tiêu chuẩn kỹ thuật đánh giá chất lượng sàn gỗ

Hiện nay, chất lượng sàn gỗ đang là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Bởi nó quyết định đến độ bền của một công trình. Tuy nhiên, làm thế nào để bạn có thể chọn đúng và mua đúng loại sàn đảm bảo mọi tiêu chí của một sản phẩm đạt chuẩn chất lượng? Floordi sẽ giải đáp các thắc mắc trong bài viết này.

tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sàn gỗ

Chất lượng của sàn gỗ dựa vào tiêu chuẩn được công bố trên toàn thế giới.

Làm sao chọn được loại sàn đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng?

Đây là câu hỏi mà không phải khách hàng nào cũng có thể tìm ra được câu trả lời chính xác nhất. Khi tìm chọn vật liệu để ốp lát cho công trình nhà ở hay dân cư, thương mại; khách hàng lẻ hay chủ dự án đều rất quan tâm vì nó quyết định đến độ bền và tính thẩm mỹ lâu dài lên đến hàng chục năm.

Tiêu chuẩn chất lượng giúp khách hàng dễ lựa chọn

Dựa vào các công bố hợp lệ mà khách hàng dễ dàng lựa chọn sản phẩm sàn chất lượng.

Vậy để chọn được loại sàn đảm bảo đúng chuẩn chất lượng, bạn cần dựa vào các tiêu chí được công bố rõ ràng từ các nguồn chứng nhận quốc tế và tại Việt Nam. Ngoài ra, bạn cần hiểu được một số thông tin kỹ thuật cơ bản của dòng vật liệu ván gỗ mới có thể chọn đúng. Một số tiêu chuẩn cơ bản bạn cần biết đó là hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam theo quyết định của Bộ xây dựng, Viện vật liệu xây dựng, Bộ khoa học và Công nghệ, …Đối với hệ thống tiêu chuẩn Châu Âu được thành lập và công bố dựa trên hệ thống phân loại EN 685. Các tiêu chuẩn được công khai trên toàn thế giới mang tính chuyên ngành trong việc đo lường tiêu chuẩn ván sàn gỗ công nghiệp.

Vì sao cốt gỗ được xem là tiêu chuẩn chất lượng quan trọng nhất?

Kết cấu sàn gỗ công nghiệp gồm 4 lớp là lớp bề mặt, lớp film tạo vân gỗ, cốt gỗ và lớp đáy cân bằng. Trong đó, phần cốt gỗ được xem là thành phần quan trọng nhất quyết định đến độ bền ván sàn. Vậy dựa vào đâu để bạn có thể phân biệt được loại sàn nào có cốt gỗ đạt tiêu chuẩn chất lượng? Đầu tiên, chúng ta cần biết có bao nhiêu loại cốt gỗ và loại nào tốt nhất? MDF, MFC và HDF là ba loại phổ biến trên thị trường hiện nay. Và HDF là cốt gỗ dùng để sản xuất ra ván sàn. Để biết HDF là gì và tiêu chuẩn chất lượng của loại ván này như thế nào là tốt nhất thì bạn có thể tìm hiểu trên google.

Cốt gỗ quyết định đến chất lượng tuổi thọ sàn gỗ

Cốt gỗ quyết định phần lớn đến chất lượng tuổi thọ của một sản phẩm.

Cốt gỗ có chất lượng hay không các nhà sản xuất dựa trên độ nén tỷ trọng (Density). Mật độ nén càng cao thì cốt HDF càng đạt chất lượng. Thông thường, ván gỗ đạt từ 800 kg/m3 đến dưới 1.000 kg/m3 đảm bảo độ cứng, chắc, khó thấm nước, bền và tính chịu lực tốt. Thường loại cốt của tấm gỗ có giá càng cao thì cấp độ ép càng đặc. Để kiểm tra chất lượng của cốt gỗ công nghiệp, bạn có thể nhìn ở mặt cắt, nếu ít lỗ li ti, mịn thì đó là lõi gỗ chất lượng. Hoặc bạn có thể nhỏ trực tiếp giọt nước lên cốt ván, nếu độ thẩm thấu chậm hoặc không thấm chứng tỏ cốt gỗ đó siêu đặc, đảm bảo đủ tiêu chuẩn chất lượng. Phương pháp khác nữa đó chính là xem độ trương nở của lõi thông qua việc ngâm cốt gỗ trực tiếp vào nước. Thông thường, loại cốt ván gỗ Malaysia thường có hệ số trương nở thấp, là loại chuẩn chất lượng Châu Âu. Do đó, cốt gỗ được xem là tiêu chuẩn đo lường chất lượng khá quan trọng.

Tiêu chuẩn chất lượng sàn gỗ nào được áp dụng quốc tế?

Bất kỳ thương hiệu sàn gỗ nào khi được công bố ra thị trường đều phải đảm bảo đạt các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế từ mẫu thí nghiệm đến nghiệm thu sau thời gian nhất định đưa ra sử dụng thực tế cho các công trình. Bởi ván sàn là vật liệu cao cấp, có giá thành khá cao so với các loại vật liệu truyền thống.

Tiêu chuẩn thí nghiệm sàn gỗ đạt chuẩn Châu Âu

Để có đo lường chất lượng sản phẩm một cách khách quan và chính xác, các chuyên gia trong ngành đã đưa ra nguyên tắc kiểm tra theo tiêu chuẩn thí nghiệm sàn gỗ công nghiệp, cụ thể như sau theo tiêu chuẩn TCVN 7961: 2008 Ván sàn - Phương pháp thử.

STT

Tên gọi

Kích thước (mm)

Dung sai

1

Chiều dày

Từ 10 đến 22

± 0.2

2

Chiều dày lớp mặt

≥ 4

± 0.1

3

Chiều rộng của hèm

≥ 4

Từ 0 đến 0.2

4

Chiều dày của mộng

≥ 4

Từ - 0.2 đến 0

5

Chiều sâu của hèm

6

Từ 0 đến 0.3

6

Chiều dài của mộng

5

Từ - 0.3 đến 0

7

Chênh lệch giữa chiều rộng mặt trên và mặt dưới.

1

Từ 0 đến 0.2

8

Chiều sâu rãnh xoi mặt dưới

≤ 3

± 0,2

9

Chiều rộng rãnh xoi mặt dưới

≤ 10

-

10

Bán kính vê tròn đầu cạnh

1

-

11

Góc vát của mặt bên

3

± 0,3

12

Sai lệch độ vuông góc

0,4

-

13

Độ ẩm của ván sàn gỗ

Không lớn hơn 13%

14

Độ nhám bề mặt của ván gỗ đã hoàn thiện.

Không lớn hơn 150mm

Tiêu chuẩn nghiệm thu sàn gỗ đạt chuẩn Châu Âu

Nghiệm thu chất lượng ván sàn sau thời gian dài thi công một số công trình mẫu cho ra kết quả chất lượng tiêu chuẩn. Đối với tiêu chuẩn sàn gỗ công nghiệp tốt, các tiêu chí được đảm bảo ở mức cho phép sẽ được đánh giá là sản phẩm có chất lượng đạt tiêu chuẩn Châu Âu theo điều 8 TCVN 7961: 2008, 4 TCVN 7961: 2008, 6 của TCVN 7961: 2008, điều 5 của TCVN 7961: 2008, điều 7 của TCVN 7961: 2008, điều 4 của TCVN 7961: 2008.

Tiêu chuẩn lỗi

Mô tả lỗi ở sàn gỗ

Mức cho phép

Mọt

Mọt sống ở các mặt và cạnh

Không cho phép

 

Lỗ mọt chết ở mặt trên

Không cho phép

 

Lỗ mọt chết nằm rải rác ở mặt dưới và cạnh, đường kính lỗ không lớn hơn 1 mm, độ sâu không quá 5mm.

Cho phép nhưng không quá 8 lỗ/ 500mm chiều dài ván sàn.

Mốc

Mốc các loại

Không cho phép

Gỗ dác

Gỗ dác bám ở mặt trên

Không cho phép

 

Gỗ dác bám ở một góc mặt dưới với bề rộng và bề dày của phần dác không lớn hơn 3mm.

Cho phép

Mắt

Mắt thối, mắt chết, mắt long

Không cho phép

 

Mắt sống ở mặt dưới có đường kính tối đa 10mm.

Cho phép nhưng không quá 1 mắt.

 

Mắt sống nằm sát cạnh.

Không cho phép

Chéo thớ

Ngang thớ, chéo thớ

Không cho phép

 

Xoắn thớ ở mặt dưới

Cho phép

Lõi

Ván sàn bao tâm

Không cho phép

Nứt

Nứt rạn chân chim ở mặt trên

Không cho phép

 

Nứt rạn chân chim ở cạnh và mặt dưới

Cho phép

 

Nứt hở thành vết

Không cho phép

Lượn sóng

Trên bề mặt và cạnh bên

Không cho phép

Lẹm cạnh

 

Không cho phép

Cong

Tất cả các loại cong (hình cung, hình nhíp, lòng máng...) và vênh (xoắn vỏ đỗ...)

Không cho phép

 

Cong một chiều theo chiều dài, độ cong tối đa là 0,5 mm so với hai đầu thanh.

Cho phép

Xơ đầu

Ván sàn gỗ cắt đầu bị xơ

Không cho phép

Sai lệch kích thước

Chênh lệch kích thước theo chiều rộng ở hai đầu không quá 0.2mm.

Cho phép

 

Chênh lệch kích thước theo chiều dày hai đầu không quá 0.2 mm.

Cho phép

Tổng số lỗi xuất hiện ở tấm ván sàn

Không lớn hơn 3

Chất lượng sàn gỗ được đo lường dựa trên những tiêu chuẩn kỹ thuật nào?

Thông thường, một sản phẩm ván sàn đạt tiêu chuẩn chất lượng tại Việt Nam phải đảm bảo các thông số kỹ thuật ở mức độ cho phép. Các tiêu chí này giúp Khách hàng có thể căn cứ vào bảng công bố đó để lựa chọn đúng thương hiệu sàn để ốp lát cho công trình của mình.

Tiêu chuẩn chống mài mòn AC (Abrasion Criteria)

Đây là thông số quy định mức độ chống mài mòn ở bề mặt ván gỗ. Những sản phẩm được công bố rõ ràng có chỉ số AC càng cao thì khả năng chống mài mòn càng tốt. Từ AC3 trở lên sản phẩm thoải mái ốp ở các công trình dân cư, dân dụng và thương mại.

Abrasion Criteria là khả năng chống mài mòn bề mặt sàn gỗ

Abrasion Criteria là tiêu chuẩn quyết định khả năng chống mài mòn bề mặt sàn gỗ.

Tiêu chuẩn chịu lực Class

Class có thông số từ 31 trở nên mới có thể đảm bảo khả năng chịu lực với tác động bên ngoài. Đối với các loại sàn có tiêu chuẩn Class 21, 22, 23 thì chỉ phù hợp dùng để trang trí, lắp đặt ở những nơi có ít người qua lại. Thông thường, các loại sàn chất lượng hiện nay đạt ở mức Class 31 đến 33.

Khả năng chịu lực tác động cao giúp bạn thoải mái trong quá trình sử dụng

Khả năng chịu lực tác động cao giúp bạn thoải mái trong quá trình sử dụng.

Tiêu chuẩn chống cháy B

Các loại sàn công bố tiêu chuẩn kháng cháy ở mức B1 sẽ đảm bảo an toàn cho bạn để lựa chọn, đảm bảo quy chuẩn được công bố quốc tế. Còn với những thương hiệu thông số B chỉ ở mức B2 thì khả năng chống cháy không cao, bạn nên cân nhắc khi lựa chọn.

Nguồn gốc xuất xứ

Đây là tiêu chí vô cùng quan trọng để quyết định chất lượng ván sàn một cách khách quan. Thường các loại sàn được sản xuất từ các nước Châu Âu và một số nước Châu Á có bề dày kinh nghiệm trong việc sản xuất sàn gỗ như Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, … giúp bạn an tâm lựa chọn đúng trên 50% quyết định.

Nên chọn sàn gỗ có guồn gốc xuất xứ rõ ràng

Nguồn gốc xuất xứ là cơ sở khách quan nhất cho bạn sự an tâm ngay từ ban đầu.

Tiêu chuẩn về chỉ số hàm lượng Formaldehyde

Đây là thông số vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. Một sản phẩm có chỉ số E ở mức E1 đảm bảo an toàn, còn với những loại sàn từ E2 trở lên chắc chắn chứa nhiều chất keo, lượng khí thải cao hơn 0,005% rất nguy hiểm nếu bạn tiếp xúc thường xuyên và lâu dài.

Chọn loại sàn đạt mức E1 góp phần mang lại giá trị hoàn hảo cho công trình

Chọn loại sàn đạt mức E1 góp phần mang lại giá trị hoàn hảo cho công trình.

Việc nắm rõ những tiêu chuẩn Việt Nam về sàn gỗ cũng như ở quốc tế quyết định đến chất lượng ván sàn sẽ giúp bạn chọn đúng. Độ bền của một công trình dù là nhà ở hay thương mại đều phụ thuộc rất lớn đến chất lượng của tấm sàn gỗ. Vậy nên, hãy là người dùng thông thái bạn nhé!



Nguồn Đăng : Floordi.com https://www.floordi.com/tieu-chuan-ky-thuat-danh-gia-chat-luong-san-go/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét